Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển

Ngày: 17/09/2018 lúc 14:02PM

1987, năm gắn liền với hàng loạt sự kiện nổi bật, một trong số đó chính là việc Nike cho ra đời mẫu sneakers huyền thoại: Air Max 1.

Về một số khía cạnh, 1987 là một năm tuyệt vời với giải trí và văn hóa. Bộ phim hoạt hình The Simpsons xuất hiện trên truyền hình lần đầu tiên, Aretha Franklin trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên được lưu danh vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll, Michael Jackson phát hành "Bad". Cũng vào năm đó, Nike đã cho ra đời mẫu sneakers huyền thoại, tạo nên cách mạng thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp giày thể thao trên toàn thế giới.

Những sự kiện kể trên đều mang tính biểu tượng, trở thành cơ sở cho những xu hướng của tương lai.

Với Nike, Air Max 1 đã đi vào lịch sử như một trong những thiết kế quan trọng, sáng tạo nhất, giúp "swoosh" nâng tầm thương hiệu.

Ngày 26/3 hàng năm được chọn làm Air Max Day, lễ kỷ niệm sự ra đời của Air Max. Cùng nhìn lại lịch sử huy hoàng của Air Max 1 qua bài viết này.

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 1.

Nike Air Max 1

Câu chuyện lịch sử của Air Max 1 gắn liền với tên tuổi của "phù thủy thiết kế" Tinker Hatfield.

Vào năm 1981, rất lâu trước khi Nike vươn lên nắm ngôi vương của ngành công nghiệp giày thể thao. Nike đã thuê Hatfield với vai trò KTS, chịu trách nhiệm thiết kế nhiều công trình cho thương hiệu tại Oregon, Mỹ.

Cho đến năm 1985, ông mới bắt đầu thiết kế giày theo yêu cầu. Hatfield áp dụng triệt để nền tảng kiến trúc của mình để thiết kế giày. Không lâu sau, người đàn ông này đã truyền đạt một tinh thần nổi loạn vào những đôi giày của Nike, giúp "ông lớn" này đạt được tầm cao mới.

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 2.

Tinker Hatfield trên tay mẫu Nike Air Max 1 đầu tiên được sản xuất

Nike gặt hái được nhiều thành công vào những năm 80 của thế kỷ trước, họ giành được 50% thị phần trong thị trường giày thể thao của Mỹ và đang trên đường trở thành công ty trị giá 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, đến giữa thập kỷ này, cuộc chơi dần trở nên khó khăn hơn. Kỷ nguyên mới đang đến, những màu sắc tươi sáng, mẫu mã táo bạo trở thành xu hướng. Nike cần thứ gì đó nổi bật và có tính cạnh tranh hơn. Cortez, Waffle Racer, Tail Wind... đã trở nên quá phổ biến trong quá khứ nhưng họ lại chưa nắm bắt được tính chất thử nghiệm của thời đại mới.

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 3.

Nike Cortez

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 4.

Nike Tailwind

Hatfield đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc phải dấn thân và mạo hiểm. Mấy ai ngờ, chuyến đi đến Paris của Hatfield đã đem lại nguồn cảm hứng cho một ý tưởng chói lọi cho đến hôm nay.

Lúc đó, công nghệ Air của Nike không phải điều gì quá mới mẻ nữa; nó được phát triển bởi Frank Rudy, cựu kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Công nghệ Air được giới thiệu lần đầu tiên trên mẫu giày Nike Air Tailwind vào năm 1978.

Về cơ bản, công nghệ Air đã thay thế một phần đế EVA đúc truyền thống bằng túi urethane chứa đầy khí. Hầu như các chuyên gia đều đồng thuận rằng công nghệ nhằm tăng hiệu suất này nên được cảm nhận bằng vận động chứ không phải nhìn thấy được. Cho đến khi Hatfield xuất hiện...

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 5.

Không phải mẫu giày thể thao khác hay thậm chí là cảm hứng thời trang khiến Hatfield nảy ra ý tưởng làm đế Air có thể nhìn thấy. Mà là tòa nhà Georges-Pompidou với thiết kế gây tranh cãi ở Paris, nơi nhiều người coi là chướng mắt. Trong bộ phim tài liệu "Nike Air Max 1 documentation: Tinker Hatfield", ông cho biết mình sẽ thiết kế giày theo kiến trúc của tòa nhà này.

"Tôi chỉ nhớ mình đã bị ấn tượng mạnh mẽ, giác quan kiến trúc của tôi bị đảo ngược hoàn toàn", Tinker Hatfield chia sẻ khi nhắc đến Georges-Pompidou.

Tòa nhà này có lối kiến trúc rất đặc biệt, từ bên ngoài có thể nhìn thấy cấu trúc và yếu tố chức năng của nó. Cho đến hiện tại, sự bất thường của nó vẫn là một phần của kiến trúc truyền thống tại Paris. Chính xác, túi Air trong suốt có thể nhìn thấy dưới đế giày Nike không thể đến với thế giới nếu Georges-Pompidou không tồn tại.

"Tôi nghĩ chúng ta hãy làm cho túi Air rộng hơn một chút, chỉ cần đảm bảo nó ổn định, hãy loại bỏ một phần của đế giày để chúng ta có thể nhìn thấy nó."

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 6.

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 7.

Những bản phác thảo đầu tiên của Nike Air Max 1

Việc tăng kích thước túi Air, lại khiến nó nhìn thấy được quả thực là ý tưởng đầy khiêu khích vào thời kỳ đó. Nike lo sợ việc đặt túi Air trong suốt lộ ra ngoài sẽ khiến nó trở nên yếu ớt, dễ bị thủng.

Loạt phim tài liệu Abstract: The Art of Design (Trừu tượng: Nghệ thuật trong Thiết kế) của Netflix, Hatfield đã kể lại phản ứng của mọi người khi trông thấy những bản phác thảo đầu tiên của Air Max 1: "Người ta cho rằng tôi đã đi quá xa. Có người còn cố gắng khiến chúng tôi bị sa thải".

May mắn thay, Hatfield đủ tự tin để thách thức những phe đối lập, nhờ sự hỗ trợ đắc lực của David Forland - Giám đốc chịu trách nhiệm đổi mới bộ đệm (Director of Cushioning Innovation) của Nike. Dù tin tưởng vào tính toàn vẹn trong thiết kế của Air Max 1, chính Hatfield cũng không thể dự đoán được tác động cũng như sự ảnh hưởng của mẫu giày này trong tương lai.

Air Max 1: Câu chuyện đằng sau tượng đài bất khuất của Nike qua các thời kỳ phát triển - Ảnh 8.

Công nghệ Air Max bên trong Nike Air Max 1

Hà Tuấn Văn
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Xem nhanh